Apr 10, 2010
Apr 8, 2010
18+
18
và tất cả những gì tôi biết nếu không từ suy tưởng của tôi thì cũng của các tác giả những quyển sách tôi đã đọc
18
không một trải nghiệm
18
vẫn chưa biết mình ở đâu
18
không cảm nhận được mối liên kết giữa mình với phần còn lại của thế giới
18
không biết cần làm gì khi người khác buồn
18
không biết nói gì để an ủi
18
tay ướt mèm và dễ bấn loạn
18
luôn cảm thấy bất an
18
chưa từng mở lòng với ai
18
sợ đưa ra lời khuyên vì không dám chịu trách nhiệm khi người ta làm theo lời mình khuyên
18
chân tay lóng ngóng
18
có các dấu hiệu cerebral atrophy
cũng 18
ở 1 mình.
sắp 18
được tin yêu tuyệt đối.
cũng 18
chỗ dựa tinh thần cho nhiều người.
sắp 18
hình mẫu con người lý tưởng.
con gái chưa 18
ở với mẹ nhưng cũng như sống một mình vì mẹ đi cả ngày
mẹ quen một người
đàn ông.
con gái chưa 18
hoảng sợ
gọi điện trong kinh hoàng
không trả lời.
con trai 18
người duy nhất nghe điện thoại
tay ướt nhẹp
vì tiếng khóc nấc của con gái
chân ướt hơn tay
18
đủ tuổi phóng Cub50
con trai khó thở
sợ
sợ đến trễ
con gái 18
mém không còn con gái
chưa ngừng khóc
con trai 18
đến kịp
im lặng
im lặng
...
...
nói được vài từ
vài câu
không dám khuyên
không biết khuyên
im
vì ghét nói những lời sáo rỗng
ghét phép thắng lợi tinh thần
nhưng trong đầu toàn lời sáo rỗng
im
vì sợ gây tổn thương
sợ sai
sợ rơi vào trạng thái giảng đạo dạy đời.
con trai 18
biết gì đâu
đâu ngờ
những lời sáo rỗng
"rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp"
"đừng... đừng... phải... phải... vì đã có..."
lại là phương thuốc cắt cơn
là điều con gái 18 cần nghe nhất.
18
con trai
chưa từng trải như bao người
sao dám khuyên ai?
18
con gái
sao phải chịu nhiều đau đớn đến thế?
con trai
vô tư.
con gái
dặm trường.
sao con trai đủ sức cứu con gái khỏi nỗi sợ
khỏi sang chấn tâm lý?
18
đâu phải để trải qua chuyện này.
con trai 18
chưa từng chịu xui rủi nào lớn hơn dây điện đường mém quàng vào cổ
không thân thiết
giờ là là chiếc phao cứu sinh
duy nhất
của con gái 18
phải chịu thứ
dành cho 18+
18
con trai ước lúc ấy có sách hướng dẫn phải làm gì
trong những lúc ấy
lúc có người cần mình che chở.
18
con trai không muốn lớn nữa
không muốn bị xếp cùng loại
với gã đàn ông.
con trai 18
vẫn cần người dẫn đường
vẫn cần người chỉ bảo
làm gì tiếp đây?
-->đọc tiếp...
và tất cả những gì tôi biết nếu không từ suy tưởng của tôi thì cũng của các tác giả những quyển sách tôi đã đọc
18
không một trải nghiệm
18
vẫn chưa biết mình ở đâu
18
không cảm nhận được mối liên kết giữa mình với phần còn lại của thế giới
18
không biết cần làm gì khi người khác buồn
18
không biết nói gì để an ủi
18
tay ướt mèm và dễ bấn loạn
18
luôn cảm thấy bất an
18
chưa từng mở lòng với ai
18
sợ đưa ra lời khuyên vì không dám chịu trách nhiệm khi người ta làm theo lời mình khuyên
18
chân tay lóng ngóng
18
có các dấu hiệu cerebral atrophy
cũng 18
ở 1 mình.
sắp 18
được tin yêu tuyệt đối.
cũng 18
chỗ dựa tinh thần cho nhiều người.
sắp 18
hình mẫu con người lý tưởng.
con gái chưa 18
ở với mẹ nhưng cũng như sống một mình vì mẹ đi cả ngày
mẹ quen một người
đàn ông.
con gái chưa 18
hoảng sợ
gọi điện trong kinh hoàng
không trả lời.
con trai 18
người duy nhất nghe điện thoại
tay ướt nhẹp
vì tiếng khóc nấc của con gái
chân ướt hơn tay
18
đủ tuổi phóng Cub50
con trai khó thở
sợ
sợ đến trễ
con gái 18
mém không còn con gái
chưa ngừng khóc
con trai 18
đến kịp
im lặng
im lặng
...
...
nói được vài từ
vài câu
không dám khuyên
không biết khuyên
im
vì ghét nói những lời sáo rỗng
ghét phép thắng lợi tinh thần
nhưng trong đầu toàn lời sáo rỗng
im
vì sợ gây tổn thương
sợ sai
sợ rơi vào trạng thái giảng đạo dạy đời.
con trai 18
biết gì đâu
đâu ngờ
những lời sáo rỗng
"rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp"
"đừng... đừng... phải... phải... vì đã có..."
lại là phương thuốc cắt cơn
là điều con gái 18 cần nghe nhất.
18
con trai
chưa từng trải như bao người
sao dám khuyên ai?
18
con gái
sao phải chịu nhiều đau đớn đến thế?
con trai
vô tư.
con gái
dặm trường.
sao con trai đủ sức cứu con gái khỏi nỗi sợ
khỏi sang chấn tâm lý?
18
đâu phải để trải qua chuyện này.
con trai 18
chưa từng chịu xui rủi nào lớn hơn dây điện đường mém quàng vào cổ
không thân thiết
giờ là là chiếc phao cứu sinh
duy nhất
của con gái 18
phải chịu thứ
dành cho 18+
18
con trai ước lúc ấy có sách hướng dẫn phải làm gì
trong những lúc ấy
lúc có người cần mình che chở.
18
con trai không muốn lớn nữa
không muốn bị xếp cùng loại
với gã đàn ông.
con trai 18
vẫn cần người dẫn đường
vẫn cần người chỉ bảo
làm gì tiếp đây?
giáo viên thanh lịch
mình thích cô chủ nhiệm năm 11
cô rất "thanh lịch" và "trẻ trung, xinh đẹp"
cô là GV duy nhất giảng văn mà mình còn nhớ nội dung bài học sau 1 năm trời xa cách :">
mình đã đế nhà cô nhân dịp giáng sinh
dù không mang quà nhưng mình đã để lại 1 mẩu quần jeans cho Cún nhà cô gặm :D
từ khi lên đời 360 và facebook, mình càng thích cô hơn
vì đọc note của cô khiến mình quên đi 1 ngày căng thẳng tàu xe, dây điện đường rớt ngay mặt...
xin phép cô lưu giữ các note vào đây để sau này xem cho tiện
Nhờ cuộc thi Olympic, trong 3 năm liên tục, mỗi năm mình đều có 1 ngày khăn gói quả mướp lên trường ngủ nhờ để làm đề.
Năm đầu tiên, mình có 1 giường xếp, 1 chăn, 1 gối :x
Năm thứ 2, mình có 1 chiếu, 1 chăn, 1 gối :|
Năm thứ 3, mình có 1 chăn trải trên nền nhà thay chiếu và 1 gối :((
May quá, năm sau cuộc thi tổ chức ở Cần Thơ :))
1. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc giờ ăn chiều tới, tức là khoảng 6h hơn. Khác với mọi năm ăn cơm trong khu C, năm nay mọi người được tiến ra hành lang giữa. Theo trí nhớ nhỏ nhoi của mình là ko có bàn hoặc rất ít bàn. Vậy nên ai tới sớm thì ngồi bàn giám thị, ai tới trễ thì ngồi ghế đá. Mình và một vài cô bên Văn tới trễ đến mức ko còn ghế đá để ngồi. Cái khó ló cái khôn, mọi người ôm hộp cơm tiến thẳng vô phòng GV - nơi mà ko hiểu vì sao ko ai bước vô :|. Chính vì vậy nó thoáng, rộng và mát mẻ vô cùng.
Cơm năm nay ngon hơn mấy năm trước. Cũng có thể do mình đói hơn :"> Vậy mà trước khi đi, mình đã tính mang theo bánh vì sợ buổi tối mọi người sẽ nghe tiếng bụng mình sôi réo :(( Cuối cùng vì nhà ko còn bánh nên mình mang theo kẹo và đã ko ăn đến vì quá no :">
2. Sau ăn cơm là tiết mục chọn từ, lọc ý để giải đề. Tiết mục này mang lại sự nhức đầu và trạng thái bần thần ghê gớm cho mỗi người. Có 2 cô thở khò khè rồi sau đó gục luôn xuống bàn để những người còn tỉnh táo tiếp tục chiến đấu. Đại khái là ko có gì vui vì có quá nhiều thứ để mệt. Cứ hết sửa câu này đến sửa câu kia rồi đi in mẫu về coi, rồi phát hiện những lỗi sai be bé về hình thức rồi sửa lại và tiếp tục đi in mẫu về coi.
Dù sao năm nay cũng đỡ bực mình hơn năm đầu tiên đi làm đề. Năm đó môn Văn ở chót vót trên lầu cao, mỗi lần in chạy lên chạy xuống muốn rã chân. Ban đầu in size 13, mọi người kêu nhỏ quá và yêu cầu chỉnh lên size 14. Đến lúc lên size 14 thì lại kêu to quá, cho xuống size 13,5 đi. Lên lên xuống xuống nhiều phen cho đề của cả 2 khối, mình bắt đầu nổi khùng và ao ước có thể nhảy xuống tầng trệt, trèo qua cổng bỏ về nhà cho mấy người còn lại tự đi in cho biết mùi. Ai đời cứ mỗi lần phát hiện ra 1 cái dấu bị sai là bắt đi in một lần. Sao ko đợi sửa tổng thể rồi hẵng yêu cầu này nọ cho đỡ phiền phức đời nhau.
Hình như phần trữ tình ngoại đề đã hơi dài. Mình quay về với hiện tại :"> Năm nay trường mình chủ trương ko cho in thử nhiều lần vì giấy làm từ gỗ mà gỗ lấy từ cây, cây đốn từ rừng. Nói cách khác in nhiều là góp phần phá hoại môi trường. Mình ủng hộ chủ trương này tuy nó đã gây ngạc nhiên cho các GV soạn đề bên Văn vì mọi người bảo Văn phải đọc đi đọc lại trên giấy nhiều lần mới sửa được.
3. Tới 2h sáng, môn Văn mới hoàn thành đề và đáp án để nộp. Từ giây phút ấy, mọi người chính thức được đi ngủ. Khi in đề trở về, mình thấy 1 cái chăn được trải sẵn trên nền nhà cho mình và chị Vân. Như vây là mình và chị có 2 lựa chọn: muốn có chăn thì nằm đất và ngược lại, muốn ko nằm đất thì chẳng có gì để đắp. Cuối cùng mình đắp áo lạnh và chị đắp áo đầm :))
Đêm ở trường rất khó ngủ: lạnh lẽo, mệt mỏi và lo nghĩ ko biết ngày mai HS mình có làm bài được ko. Mình và chị Vân đã giết thời gian bằng cách tâm sự đêm khuya. Đang lúc dòng tâm sự dâng cao thì một thanh âm cuộc sống vang lên, nghe vừa thật gần vừa xa xôi. Hỡi ôi, đó là thanh âm gì? Mình miêu tả nó bằng 2 câu thơ: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Anh Cương tổ Toán gọi nó tiếng sư tử hống trong rừng rậm châu Phi. Dân gian định danh nó bằng cái từ đơn giản và mộc mạc: ngáy. Do quá mệt mỏi, 1 thầy nào đó đã ngáy suốt mấy tiếng đồng hồ, lúc trầm lúc bổng, lúc vút cao, lúc êm dịu, lúc triền miên, lúc đứt đoạn. Đại khái là rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Nhờ thế mà mình chìm dần vào giấc ngủ mệt mỏi hồi nào ko hay...
Và mình dã dậy vào 5h sáng hôm sau. Gấp chăn (vì ko có màn để gấp), ôm bàn chải đi đánh răng và vật vờ như xác ướp Ai Cập tiến lên hội trường để bị giam lỏng ở đó cho tới lúc HS làm bài được 30' thì được cho về.
Hôm sau tiếp tục là một ngày mệt mỏi... Nhờ vậy mới có chuyện để góp vui cho đời :))
**************
Chuyện lớn ko liên quan gì đến tấm hình của mình :| Để hình cho note màu mè, sinh động và cho bà con biết dạo này mình vẫn xinh đẹp, thanh lịch như xưa :-" Đúng ra trong note trước mình đã tính bưng hình này lên song nghĩ đi nghĩ lại thấy tiêu đề mục 1 là Rác, mất công người ta tưởng đó là chú thích cho tấm hình nên đành thôi :|
Chuyện lớn mà mình muốn nói ở đây là kỳ thi Olympic 30.4 vừa qua - kỳ thi mang tính tập huấn cho kỳ thi HSG QG với sự quy tụ của những HS ưu tú nhất từ Đà Nẵng trở vào (không biết mình phát biểu vầy đã đủ đại ngôn và đã phù hợp với tính chất cuộc thi chưa). Mặc dù giải thưởng của cuộc thi này không có giá trị gì về tiền bạc và cũng không giúp HS được cộng điểm tuyển sinh nhưng nó khá có ý nghĩa với mình. Đơn giản vì mình dạy chuyên 10 mà HS khối 10 ko có kỳ thi nào lớn ngoài kỳ thi này. Dĩ nhiên nếu các em có rớt hết thì tình hình thi đua hay hạnh kiểm của mình cũng chẳng bị ảnh hưởng gì nhưng đã dạy thì ai chẳng muốn HS mình đậu. Ko gì thì cũng vì sĩ diện với bản thân. Với lại đến lúc ko đậu mà phải nghe người này người nọ thăm hỏi liên miên thì đời còn chi vui.
1. Luyện thi
Có thi là phải có luyện - luật bất thành văn là vậy. Năm nay chủ trương của nhà trường là việc dạy Olympic ko nằm trong kế hoạch chung của toàn trường. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là nếu anh/ chị nào có tâm huyết thì dạy free cho các em còn nếu ko thì thôi. Mức độ tâm huyết của mình thì vừa đủ xài, mức độ lười biếng thì rất cao song do quá sợ HS rớt nên mình đã dạy thêm cho các em 6 buổi.
Trong 6 buổi này các em ko học thêm kiến thức gì mới. Chủ yếu mình chỉ các em cách tổ chức kiến thức, cách quy đề về từng dạng và phương pháp làm bài. Thực sự là nếu ko dạy các em thì tới giây phút này mình vẫn còn rất ngẫu hứng trong việc dạy HS cách triển khai bài viết.
Trường ko miễn thi HKII cho các em Olympic, vậy nên mình cảm thấy thật tội lỗi nếu động viên các em học môn của mình quá nhiều. Kết quả là mình ngày đêm lo sợ ko biết các em có học bài hay ko. Trong lớp mình có 1 em đi thi Olympic Sử. Nhìn cách em vứt bỏ hết các môn khác để đi theo tiếng gọi của môn Sử mà mình ngại giùm cho kỳ thi học kỳ của em. Đúng là ở đời muốn được gì cũng phải đánh đổi.
2. Ra đề thi
Năm nay là năm đầu tiên mà mình chính thức ra đề thi (còn 2 năm trước là đi đánh máy đề góp vui cho đời). Đại khái là mỗi trường tham dự sẽ gửi 1 đề thi đề nghị. Sau quá trình bốc thăm sẽ có 2 GV trường bạn cùng với 1 GV LHP (chọn sẵn) tham gia làm đề. Mỗi người được phát một bao đề thi gồm có tất cả các đề trừ đề của trường mình. Nguyên tắc chọn đề là ko lấy 2 câu ở cùng 1 đề và cũng ko lấy nguyên văn nội dung đề, tức là có thể đổi câu lệnh, đổi nhận định hoặc đổi tên bài thơ.
Đặc điểm của môn Văn là coi trọng người lớn tuổi và sự thật là ở các môn XH, GV lớn tuổi thường dạy hay hơn vì có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Có thể nói sự trẻ trung, xinh đẹp chính là 1 bất lợi to lớn của GV Văn nếu có tranh cãi trong làm đề. Ban đầu 2 cô ở trường Kon Tum và trường Lê Quý Đôn - Nha Trang khăng khăng chọn cái đề gì đó mà nội dung đại khái là khuyên người ta chăm chỉ học hỏi (dang như "học, học nữa, hoc mãi") Mình ra sức phản đối nhưng phản đối vô hiệu vì "hai đánh một ko chột cũng què". Cuối cùng cô tổ trưởng của mình phải lên tiếng thì dư luận mới được dẹp yên. Cái tình cảnh ấy cứ lặp đi lặp lại mấy lần. Cùng một ý nhưng giọng điệu nhẹ nhàng của mình ko hề có sức thuyết phục 2 cô kia trong khi cô tổ trưởng của mình thì được thần phục tuyệt đối.
Nhân nói đến đề, dạo này mình bội thực mấy cái đề nghị luận xã hội về yêu thương, nhân ái, ham học hỏi... đại khái là mấy cái tư tưởng đạo lý rồi. Nói là đề mở chứ mấy cái đề đó thì có gì mà mở. Toàn là nhửng điều sách nói và người nói lại theo sách như vẹt: chúng ta phải sống thế này, chúng ta phải sống thế nọ.. Đọc mà phát ngán. Àh, mà mình cũng hết chịu nổi mấy cái đề nghị luận văn học về hình ảnh người phụ nữ (bi kịch, ước mơ...), giá trị nhân đạo, lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên trong một chuỗi tác phẩm. Đề ko có gì mới thì cảm xúc và cách viết dĩ nhiên cũng cũ mèm. Vả chăng hình như những vấn đề đó cũng không được gần gũi lắm với HS khối 10 (đọc mấy khúc ngâm trong SGK thì biết). Học văn là để làm 1 người bình thường chứ đâu phải để làm người 1 phi thường mà sao chúng ta cứ luôn phải chung sống với những cái đề vĩ đại một cách bất thường.
Trở lại với việc ra đề. Có một anh bảo mình: em ra đề văn học dân gian thì em cần gì luyện cho HS Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Ý ảnh là thi ở LHP thì đề thế nào là do GV LHP quyết định. Chỉ cần ra 1 cái đề rồi cho HS mình giải trước đề đó là cầm chắc huy chương :| Mình ko hiểu người ta căn cứ vào đâu mà đưa ra những phát ngôn hồ đồ như vậy. Mình đi làm đề 3 năm và thấy người ra đề chỉ có thể giúp cho HS mình bằng cách tìm ra lí lẽ hợp lý để bác bỏ những cái đề mà HS mình chưa được học kĩ. Nhưng trong trường hợp 2 người kia cứ khăng khăng ko chịu thì mình cũng phải lép vế. Đại khái vậy. Rất khó để có thể ép người khác chọn đề của mình nhất là khi trong túi đề của mình ko có đề mình để mình tự chọn :)) Thêm vào đó đặc điểm của GV Văn là thích tranh luận hơn thỏa hiệp đôi bên cùng có lợi :))
Dạo gần đây mình bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng trong việc làm cho người khác hiểu vấn đề. Như bữa mình tranh cãi với anh kia, anh thì khăng khăng khẳng định sự vạn năng của GV LHP và ưu thế của học trò LHP, mình thì bảo anh đã đi làm đề bao giờ đâu mà chắc chắn dữ vậy. Vì tranh cãi ko mang lại kết quả nên sau khi kết thúc kì thi mình đã SMS cho anh biết đề thi chả liên quan gì đến đề mình nộp. Tính mình vốn thích ăn thua đủ :">
Mình ko thích đề thi năm nay. Đề chả có gì ko ổn nhưng bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ko có gì hay theo quan điểm của mình. Mình là người Bắc nên mình ko thấy mấy từ đùn đùn, phun... ổng dùng có gì tinh tế và sáng tạo. Mình chỉ thấy nó thô thiển và sống sượng. Mấy cô ra đề chung bảo bài thơ hay đến tê người còn mình thì chỉ thấy bài thơ rùng rợn đến ghê người :">.
Mình còn tính viết về chấm thi và kết quả thi nhưng note đã quá dài, trời đã ngả sang chiều. Hạ hồi phân giải vậy. Viết mấy đề tài này thấy note của mình mất tính văn chương ghê. Mình cứ như Chí Phèo chửi đời :((
-->đọc tiếp...
cô rất "thanh lịch" và "trẻ trung, xinh đẹp"
cô là GV duy nhất giảng văn mà mình còn nhớ nội dung bài học sau 1 năm trời xa cách :">
mình đã đế nhà cô nhân dịp giáng sinh
dù không mang quà nhưng mình đã để lại 1 mẩu quần jeans cho Cún nhà cô gặm :D
từ khi lên đời 360 và facebook, mình càng thích cô hơn
vì đọc note của cô khiến mình quên đi 1 ngày căng thẳng tàu xe, dây điện đường rớt ngay mặt...
xin phép cô lưu giữ các note vào đây để sau này xem cho tiện
Một đêm trong trường LHP :D
Today at 10:48am
Nhờ cuộc thi Olympic, trong 3 năm liên tục, mỗi năm mình đều có 1 ngày khăn gói quả mướp lên trường ngủ nhờ để làm đề.
Năm đầu tiên, mình có 1 giường xếp, 1 chăn, 1 gối :x
Năm thứ 2, mình có 1 chiếu, 1 chăn, 1 gối :|
Năm thứ 3, mình có 1 chăn trải trên nền nhà thay chiếu và 1 gối :((
May quá, năm sau cuộc thi tổ chức ở Cần Thơ :))
1. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc giờ ăn chiều tới, tức là khoảng 6h hơn. Khác với mọi năm ăn cơm trong khu C, năm nay mọi người được tiến ra hành lang giữa. Theo trí nhớ nhỏ nhoi của mình là ko có bàn hoặc rất ít bàn. Vậy nên ai tới sớm thì ngồi bàn giám thị, ai tới trễ thì ngồi ghế đá. Mình và một vài cô bên Văn tới trễ đến mức ko còn ghế đá để ngồi. Cái khó ló cái khôn, mọi người ôm hộp cơm tiến thẳng vô phòng GV - nơi mà ko hiểu vì sao ko ai bước vô :|. Chính vì vậy nó thoáng, rộng và mát mẻ vô cùng.
Cơm năm nay ngon hơn mấy năm trước. Cũng có thể do mình đói hơn :"> Vậy mà trước khi đi, mình đã tính mang theo bánh vì sợ buổi tối mọi người sẽ nghe tiếng bụng mình sôi réo :(( Cuối cùng vì nhà ko còn bánh nên mình mang theo kẹo và đã ko ăn đến vì quá no :">
2. Sau ăn cơm là tiết mục chọn từ, lọc ý để giải đề. Tiết mục này mang lại sự nhức đầu và trạng thái bần thần ghê gớm cho mỗi người. Có 2 cô thở khò khè rồi sau đó gục luôn xuống bàn để những người còn tỉnh táo tiếp tục chiến đấu. Đại khái là ko có gì vui vì có quá nhiều thứ để mệt. Cứ hết sửa câu này đến sửa câu kia rồi đi in mẫu về coi, rồi phát hiện những lỗi sai be bé về hình thức rồi sửa lại và tiếp tục đi in mẫu về coi.
Dù sao năm nay cũng đỡ bực mình hơn năm đầu tiên đi làm đề. Năm đó môn Văn ở chót vót trên lầu cao, mỗi lần in chạy lên chạy xuống muốn rã chân. Ban đầu in size 13, mọi người kêu nhỏ quá và yêu cầu chỉnh lên size 14. Đến lúc lên size 14 thì lại kêu to quá, cho xuống size 13,5 đi. Lên lên xuống xuống nhiều phen cho đề của cả 2 khối, mình bắt đầu nổi khùng và ao ước có thể nhảy xuống tầng trệt, trèo qua cổng bỏ về nhà cho mấy người còn lại tự đi in cho biết mùi. Ai đời cứ mỗi lần phát hiện ra 1 cái dấu bị sai là bắt đi in một lần. Sao ko đợi sửa tổng thể rồi hẵng yêu cầu này nọ cho đỡ phiền phức đời nhau.
Hình như phần trữ tình ngoại đề đã hơi dài. Mình quay về với hiện tại :"> Năm nay trường mình chủ trương ko cho in thử nhiều lần vì giấy làm từ gỗ mà gỗ lấy từ cây, cây đốn từ rừng. Nói cách khác in nhiều là góp phần phá hoại môi trường. Mình ủng hộ chủ trương này tuy nó đã gây ngạc nhiên cho các GV soạn đề bên Văn vì mọi người bảo Văn phải đọc đi đọc lại trên giấy nhiều lần mới sửa được.
3. Tới 2h sáng, môn Văn mới hoàn thành đề và đáp án để nộp. Từ giây phút ấy, mọi người chính thức được đi ngủ. Khi in đề trở về, mình thấy 1 cái chăn được trải sẵn trên nền nhà cho mình và chị Vân. Như vây là mình và chị có 2 lựa chọn: muốn có chăn thì nằm đất và ngược lại, muốn ko nằm đất thì chẳng có gì để đắp. Cuối cùng mình đắp áo lạnh và chị đắp áo đầm :))
Đêm ở trường rất khó ngủ: lạnh lẽo, mệt mỏi và lo nghĩ ko biết ngày mai HS mình có làm bài được ko. Mình và chị Vân đã giết thời gian bằng cách tâm sự đêm khuya. Đang lúc dòng tâm sự dâng cao thì một thanh âm cuộc sống vang lên, nghe vừa thật gần vừa xa xôi. Hỡi ôi, đó là thanh âm gì? Mình miêu tả nó bằng 2 câu thơ: Tiếng khoan như gió thoảng ngoài, Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. Anh Cương tổ Toán gọi nó tiếng sư tử hống trong rừng rậm châu Phi. Dân gian định danh nó bằng cái từ đơn giản và mộc mạc: ngáy. Do quá mệt mỏi, 1 thầy nào đó đã ngáy suốt mấy tiếng đồng hồ, lúc trầm lúc bổng, lúc vút cao, lúc êm dịu, lúc triền miên, lúc đứt đoạn. Đại khái là rất phong phú, đa dạng và sáng tạo. Nhờ thế mà mình chìm dần vào giấc ngủ mệt mỏi hồi nào ko hay...
Và mình dã dậy vào 5h sáng hôm sau. Gấp chăn (vì ko có màn để gấp), ôm bàn chải đi đánh răng và vật vờ như xác ướp Ai Cập tiến lên hội trường để bị giam lỏng ở đó cho tới lúc HS làm bài được 30' thì được cho về.
Hôm sau tiếp tục là một ngày mệt mỏi... Nhờ vậy mới có chuyện để góp vui cho đời :))
**************
Nghĩ từ một chuyện lớn :|
Yesterday at 4:49pm
Chuyện lớn ko liên quan gì đến tấm hình của mình :| Để hình cho note màu mè, sinh động và cho bà con biết dạo này mình vẫn xinh đẹp, thanh lịch như xưa :-" Đúng ra trong note trước mình đã tính bưng hình này lên song nghĩ đi nghĩ lại thấy tiêu đề mục 1 là Rác, mất công người ta tưởng đó là chú thích cho tấm hình nên đành thôi :|
Chuyện lớn mà mình muốn nói ở đây là kỳ thi Olympic 30.4 vừa qua - kỳ thi mang tính tập huấn cho kỳ thi HSG QG với sự quy tụ của những HS ưu tú nhất từ Đà Nẵng trở vào (không biết mình phát biểu vầy đã đủ đại ngôn và đã phù hợp với tính chất cuộc thi chưa). Mặc dù giải thưởng của cuộc thi này không có giá trị gì về tiền bạc và cũng không giúp HS được cộng điểm tuyển sinh nhưng nó khá có ý nghĩa với mình. Đơn giản vì mình dạy chuyên 10 mà HS khối 10 ko có kỳ thi nào lớn ngoài kỳ thi này. Dĩ nhiên nếu các em có rớt hết thì tình hình thi đua hay hạnh kiểm của mình cũng chẳng bị ảnh hưởng gì nhưng đã dạy thì ai chẳng muốn HS mình đậu. Ko gì thì cũng vì sĩ diện với bản thân. Với lại đến lúc ko đậu mà phải nghe người này người nọ thăm hỏi liên miên thì đời còn chi vui.
1. Luyện thi
Có thi là phải có luyện - luật bất thành văn là vậy. Năm nay chủ trương của nhà trường là việc dạy Olympic ko nằm trong kế hoạch chung của toàn trường. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là nếu anh/ chị nào có tâm huyết thì dạy free cho các em còn nếu ko thì thôi. Mức độ tâm huyết của mình thì vừa đủ xài, mức độ lười biếng thì rất cao song do quá sợ HS rớt nên mình đã dạy thêm cho các em 6 buổi.
Trong 6 buổi này các em ko học thêm kiến thức gì mới. Chủ yếu mình chỉ các em cách tổ chức kiến thức, cách quy đề về từng dạng và phương pháp làm bài. Thực sự là nếu ko dạy các em thì tới giây phút này mình vẫn còn rất ngẫu hứng trong việc dạy HS cách triển khai bài viết.
Trường ko miễn thi HKII cho các em Olympic, vậy nên mình cảm thấy thật tội lỗi nếu động viên các em học môn của mình quá nhiều. Kết quả là mình ngày đêm lo sợ ko biết các em có học bài hay ko. Trong lớp mình có 1 em đi thi Olympic Sử. Nhìn cách em vứt bỏ hết các môn khác để đi theo tiếng gọi của môn Sử mà mình ngại giùm cho kỳ thi học kỳ của em. Đúng là ở đời muốn được gì cũng phải đánh đổi.
2. Ra đề thi
Năm nay là năm đầu tiên mà mình chính thức ra đề thi (còn 2 năm trước là đi đánh máy đề góp vui cho đời). Đại khái là mỗi trường tham dự sẽ gửi 1 đề thi đề nghị. Sau quá trình bốc thăm sẽ có 2 GV trường bạn cùng với 1 GV LHP (chọn sẵn) tham gia làm đề. Mỗi người được phát một bao đề thi gồm có tất cả các đề trừ đề của trường mình. Nguyên tắc chọn đề là ko lấy 2 câu ở cùng 1 đề và cũng ko lấy nguyên văn nội dung đề, tức là có thể đổi câu lệnh, đổi nhận định hoặc đổi tên bài thơ.
Đặc điểm của môn Văn là coi trọng người lớn tuổi và sự thật là ở các môn XH, GV lớn tuổi thường dạy hay hơn vì có sự trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Có thể nói sự trẻ trung, xinh đẹp chính là 1 bất lợi to lớn của GV Văn nếu có tranh cãi trong làm đề. Ban đầu 2 cô ở trường Kon Tum và trường Lê Quý Đôn - Nha Trang khăng khăng chọn cái đề gì đó mà nội dung đại khái là khuyên người ta chăm chỉ học hỏi (dang như "học, học nữa, hoc mãi") Mình ra sức phản đối nhưng phản đối vô hiệu vì "hai đánh một ko chột cũng què". Cuối cùng cô tổ trưởng của mình phải lên tiếng thì dư luận mới được dẹp yên. Cái tình cảnh ấy cứ lặp đi lặp lại mấy lần. Cùng một ý nhưng giọng điệu nhẹ nhàng của mình ko hề có sức thuyết phục 2 cô kia trong khi cô tổ trưởng của mình thì được thần phục tuyệt đối.
Nhân nói đến đề, dạo này mình bội thực mấy cái đề nghị luận xã hội về yêu thương, nhân ái, ham học hỏi... đại khái là mấy cái tư tưởng đạo lý rồi. Nói là đề mở chứ mấy cái đề đó thì có gì mà mở. Toàn là nhửng điều sách nói và người nói lại theo sách như vẹt: chúng ta phải sống thế này, chúng ta phải sống thế nọ.. Đọc mà phát ngán. Àh, mà mình cũng hết chịu nổi mấy cái đề nghị luận văn học về hình ảnh người phụ nữ (bi kịch, ước mơ...), giá trị nhân đạo, lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên trong một chuỗi tác phẩm. Đề ko có gì mới thì cảm xúc và cách viết dĩ nhiên cũng cũ mèm. Vả chăng hình như những vấn đề đó cũng không được gần gũi lắm với HS khối 10 (đọc mấy khúc ngâm trong SGK thì biết). Học văn là để làm 1 người bình thường chứ đâu phải để làm người 1 phi thường mà sao chúng ta cứ luôn phải chung sống với những cái đề vĩ đại một cách bất thường.
Trở lại với việc ra đề. Có một anh bảo mình: em ra đề văn học dân gian thì em cần gì luyện cho HS Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. Ý ảnh là thi ở LHP thì đề thế nào là do GV LHP quyết định. Chỉ cần ra 1 cái đề rồi cho HS mình giải trước đề đó là cầm chắc huy chương :| Mình ko hiểu người ta căn cứ vào đâu mà đưa ra những phát ngôn hồ đồ như vậy. Mình đi làm đề 3 năm và thấy người ra đề chỉ có thể giúp cho HS mình bằng cách tìm ra lí lẽ hợp lý để bác bỏ những cái đề mà HS mình chưa được học kĩ. Nhưng trong trường hợp 2 người kia cứ khăng khăng ko chịu thì mình cũng phải lép vế. Đại khái vậy. Rất khó để có thể ép người khác chọn đề của mình nhất là khi trong túi đề của mình ko có đề mình để mình tự chọn :)) Thêm vào đó đặc điểm của GV Văn là thích tranh luận hơn thỏa hiệp đôi bên cùng có lợi :))
Dạo gần đây mình bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng trong việc làm cho người khác hiểu vấn đề. Như bữa mình tranh cãi với anh kia, anh thì khăng khăng khẳng định sự vạn năng của GV LHP và ưu thế của học trò LHP, mình thì bảo anh đã đi làm đề bao giờ đâu mà chắc chắn dữ vậy. Vì tranh cãi ko mang lại kết quả nên sau khi kết thúc kì thi mình đã SMS cho anh biết đề thi chả liên quan gì đến đề mình nộp. Tính mình vốn thích ăn thua đủ :">
Mình ko thích đề thi năm nay. Đề chả có gì ko ổn nhưng bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ko có gì hay theo quan điểm của mình. Mình là người Bắc nên mình ko thấy mấy từ đùn đùn, phun... ổng dùng có gì tinh tế và sáng tạo. Mình chỉ thấy nó thô thiển và sống sượng. Mấy cô ra đề chung bảo bài thơ hay đến tê người còn mình thì chỉ thấy bài thơ rùng rợn đến ghê người :">.
Mình còn tính viết về chấm thi và kết quả thi nhưng note đã quá dài, trời đã ngả sang chiều. Hạ hồi phân giải vậy. Viết mấy đề tài này thấy note của mình mất tính văn chương ghê. Mình cứ như Chí Phèo chửi đời :((
**********
Nghĩ từ những chuyện nhỏ
Sunday, April 4, 2010 at 4:09pm
1. Rác
Chấm thi xong. GV lục tục kéo nhau ra về. Vì là buổi tối nên sau lưng ko có thềm nắng lá rơi đầy mà chỉ có ngổn ngang những rác là rác. Chai lọ uống dở trên bàn, giấy nháp tứ tung dưới chân. Dường như việc thu dọn đồ của mình trước khi về được người ta hiểu đơn giản là gom những gì còn sử dụng vào cặp và quăng những gì hết dùng xuống đâu đó. Đâu cũng được, miễn là không còn gì liên quan tới mình.
Ăn cơm để chờ lên điểm và ráp phách. Cơm nhiều mà công việc quá mệt mỏi nên ko ai muốn ăn. Kết quả là còn đó trên bàn những hộp canh dở, những hộp nước mắm đã mở và to nhất dĩ nhiên là những hộp cơm thừa ko hề được đậy lại. Muỗng đi bằng muỗng, nĩa đi bằng nĩa. Một bức tranh bề bộn và xấu xí. Một vài GV đi qua đi lại tìm chỗ vứt rác, một vài GV thấy ăn là nghĩa vụ của mình còn dọn là nghĩa vụ của người khác :| Ôi, cuộc đời.
2. Áo mưa
Study Link tặng áo mưa cho các HS được huy chương Olympic. Phần thưởng của mỗi đoàn được để trong 1 bao, ngoài bao có ghi mã số. VD: T3 - Đà Nẵng là Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Tuy nhiều ít từng bao có khác song áo mưa hầu như đoàn nào cũng có. Vậy nên một cảnh tượng chen lấn xô đẩy đã diễn ra. Bên này kêu gào, bên kia la ó, ai cũng muốn được lấy trước.
Mình ko phải là người phụ trách phát áo mưa nhưng vì số phận đưa đẩy sao đó mà đống áo mưa được đặt ngay sau bàn thông tin báo chí (là bàn mình ngồi) nên bộ phận thông tin báo chí cũng xắn tay phát phụ. Vì áo mưa mới được mang đến buổi sáng mà mã số trên bao nilon nhiều khi ko rõ, thêm vào đó không gian cư ngụ cho áo mưa khá hẹp, lại cũng ko biết các đoàn sẽ nhận kiểu gì, ở đâu nên các bao được chồng xếp lên nhau một cách hỗn độn. Khỏi nói mọi người cũng biết lúc có thông báo nhận áo mưa, mình và các GV khác đã vất vả thế nào. Tìm được cái bao có mã trường giữa 90 cái bao có kích thước da dạng (một số bao rất khổng lồ) quả là việc ko dễ. Đã thế thái độ của một số GV đoàn khác rất khó chịu: nhăn nhó, lên lớp, cằn nhằn, chê bai cách làm việc thiếu khoa học... Dĩ nhiên mình cũng ko thấy cách làm việc này có gì khoa học nhưng tình thế lúc đó là mình từ trên trời rơi xuống giữa đống áo mưa chứ có phải là người đã mang nó đến, bày nó ra và bây giờ phát nó đâu. Kêu mọi người ngưng lại để sắp xếp thì ko được vì 1 số người ko chịu chờ. Vậy nên giải pháp là ưu tiên cho ai tìm ra được bao áo mưa của đoàn mình :))
Có một cô ở đâu mình ko nhớ rõ đã lỡ kí tên nhận quà nhưng ko sao tìm ra được cái bao mang tên trường cô. Thế là cô bảo cô ko thèm nhận nữa. Ít phút sau cô quay lại hỏi tìm ra chưa. Thiệt tình là giữa đám đông hỗn loạn lấy đồ xung quanh đâu có ai nhớ ra việc tìm cho cô. Thế là cô tuyên ngôn lần nữa: bỏ luôn cho rồi. Ít phút sau kịch bản lặp lại y chang cũ. Tới lần thử 3 thì tụi mình hết chịu nổi lên lôi luôn bao của LHP ra đếm đủ số đưa cho cô.
Hình như trong những tình huống bực mình đàn ông luôn bình tĩnh hơn phụ nữ. Có một thầy ở Ninh Thuận đã chờ khá lâu nhưng vẫn vui vẻ. May mà có thầy đời còn dễ thương.
3. Nói chung mình bực mình nhiều thứ lắm. Tính viết mục 3 về kỳ thi, kết quả thi và mục đích GD nhưng vì mục 1 mang tên Rác nên để mục 3 mang tên Thi có vẻ ko phù hợp :)) Hẹn một note khác vậy :))
Chấm thi xong. GV lục tục kéo nhau ra về. Vì là buổi tối nên sau lưng ko có thềm nắng lá rơi đầy mà chỉ có ngổn ngang những rác là rác. Chai lọ uống dở trên bàn, giấy nháp tứ tung dưới chân. Dường như việc thu dọn đồ của mình trước khi về được người ta hiểu đơn giản là gom những gì còn sử dụng vào cặp và quăng những gì hết dùng xuống đâu đó. Đâu cũng được, miễn là không còn gì liên quan tới mình.
Ăn cơm để chờ lên điểm và ráp phách. Cơm nhiều mà công việc quá mệt mỏi nên ko ai muốn ăn. Kết quả là còn đó trên bàn những hộp canh dở, những hộp nước mắm đã mở và to nhất dĩ nhiên là những hộp cơm thừa ko hề được đậy lại. Muỗng đi bằng muỗng, nĩa đi bằng nĩa. Một bức tranh bề bộn và xấu xí. Một vài GV đi qua đi lại tìm chỗ vứt rác, một vài GV thấy ăn là nghĩa vụ của mình còn dọn là nghĩa vụ của người khác :| Ôi, cuộc đời.
2. Áo mưa
Study Link tặng áo mưa cho các HS được huy chương Olympic. Phần thưởng của mỗi đoàn được để trong 1 bao, ngoài bao có ghi mã số. VD: T3 - Đà Nẵng là Lê Quý Đôn - Đà Nẵng. Tuy nhiều ít từng bao có khác song áo mưa hầu như đoàn nào cũng có. Vậy nên một cảnh tượng chen lấn xô đẩy đã diễn ra. Bên này kêu gào, bên kia la ó, ai cũng muốn được lấy trước.
Mình ko phải là người phụ trách phát áo mưa nhưng vì số phận đưa đẩy sao đó mà đống áo mưa được đặt ngay sau bàn thông tin báo chí (là bàn mình ngồi) nên bộ phận thông tin báo chí cũng xắn tay phát phụ. Vì áo mưa mới được mang đến buổi sáng mà mã số trên bao nilon nhiều khi ko rõ, thêm vào đó không gian cư ngụ cho áo mưa khá hẹp, lại cũng ko biết các đoàn sẽ nhận kiểu gì, ở đâu nên các bao được chồng xếp lên nhau một cách hỗn độn. Khỏi nói mọi người cũng biết lúc có thông báo nhận áo mưa, mình và các GV khác đã vất vả thế nào. Tìm được cái bao có mã trường giữa 90 cái bao có kích thước da dạng (một số bao rất khổng lồ) quả là việc ko dễ. Đã thế thái độ của một số GV đoàn khác rất khó chịu: nhăn nhó, lên lớp, cằn nhằn, chê bai cách làm việc thiếu khoa học... Dĩ nhiên mình cũng ko thấy cách làm việc này có gì khoa học nhưng tình thế lúc đó là mình từ trên trời rơi xuống giữa đống áo mưa chứ có phải là người đã mang nó đến, bày nó ra và bây giờ phát nó đâu. Kêu mọi người ngưng lại để sắp xếp thì ko được vì 1 số người ko chịu chờ. Vậy nên giải pháp là ưu tiên cho ai tìm ra được bao áo mưa của đoàn mình :))
Có một cô ở đâu mình ko nhớ rõ đã lỡ kí tên nhận quà nhưng ko sao tìm ra được cái bao mang tên trường cô. Thế là cô bảo cô ko thèm nhận nữa. Ít phút sau cô quay lại hỏi tìm ra chưa. Thiệt tình là giữa đám đông hỗn loạn lấy đồ xung quanh đâu có ai nhớ ra việc tìm cho cô. Thế là cô tuyên ngôn lần nữa: bỏ luôn cho rồi. Ít phút sau kịch bản lặp lại y chang cũ. Tới lần thử 3 thì tụi mình hết chịu nổi lên lôi luôn bao của LHP ra đếm đủ số đưa cho cô.
Hình như trong những tình huống bực mình đàn ông luôn bình tĩnh hơn phụ nữ. Có một thầy ở Ninh Thuận đã chờ khá lâu nhưng vẫn vui vẻ. May mà có thầy đời còn dễ thương.
3. Nói chung mình bực mình nhiều thứ lắm. Tính viết mục 3 về kỳ thi, kết quả thi và mục đích GD nhưng vì mục 1 mang tên Rác nên để mục 3 mang tên Thi có vẻ ko phù hợp :)) Hẹn một note khác vậy :))
Apr 4, 2010
mùa xuân nho nhỏ
mùa xuân nhỏ thôi em, cần chi mà rộng lớn,
đâu cần chứa cuộc đời, đâu cần ôm thế giới.
một mùa xuân nho nhỏ,
vừa khít túi áo anh,
để anh mang bên mình,
ngao du khắp mọi kẽ tình nhân gian.
**
down the waterfall we fly
see our hatred
passing by
let your tears fly up
to the sky.
shall we find
a pot of delight
at the end of
the rainbow.
Subscribe to:
Posts (Atom)