Jul 11, 2009

chủ-khách

2 comments
"suy nghĩ khách quan chút xem nào,
quan điểm của mi chủ quan quá."


đầy trong những trò tranh luận
ý kiến ta luôn bị phản đối
ko vì nó tồi
ko fải luận điểm nó bị bẻ gãy bởi những lập luận chặt chẽ
mà do những kẻ
hay ra vẻ
bảo rằng ta chẳng khách quan :(

khách quan ơi hỡi người là ai? cớ sao chẳng biết vẫn thích xài?
khoác lên chiếc áo màu khoa học
đôi câu tửu hậu thành bài luận văn

nào ai có biết khách quan
mà sao lắm kẻ đón ngang về nhà

tôi tra từ điển khách quan
chứ ko khéo lại chủ quan thì kì
bác phê bác bảo thế này
khách quan là cái bên ngoài
ta ko kiểm soát = tâm trí người
nó từ thực tế nhảy ra
nên luôn trung thực ko thiên vị gì

tò mò giở thử chữ "xê" để xem cái đối nghịch nó là như thế nào
này nhé:
từ trong ý chí tự thân
chủ quan vốn có đếch cần khách quan
chủ quan là cái của ta
là cái ta nghĩ, ta nhìn, phát ngôn.


********************
cái tôi confused nhất chính là ý nghĩa của "khách quan" khi nó được gán cho 1 danh từ nào đó kiểu như: "trắc nghiệm khách quan", "ý kiến khách quan"...
hoặc là "khách quan mà nói..."
bởi vì "khách quan" dùng để chí về bản chất thực sự vốn có của 1 đối tượng nào đó (hiện thực khách quan), rằng những tính chất ấy độc lập với tư duy chúng ta.
ví dụ, vật thể A có tính chất X (chẳng hạn như có màu đỏ hoặc vị chua hoặc đàn hồi...) nhưng trong quan điểm của ta A lại có tính Y (chẳng hạn như xanh/cay/giòn...). Như vậy ta có thể kết luận rằng X là chất đúng đắn, khách quan của A còn Y là tính chất chủ quan của con người gán cho A.

vậy tại sao lại gọi "khoa học khách quan" khi mà những kiến thức khoa học cung cấp cho ta đều từ những thí nghiệm do con người thực hiện với những công cụ dù tinh vi tân tiến nhưng vẫn có dung sai; đặc biệt, các kết quả đều tính trên các đơn vị đo lường mà chúng ta đặt ra (dù cái hệ SI chặt chẽ thế nào thì cũng quá mơ hồ); các kết quả thu được cũng do các nhà khoa học đánh giá, và dựa trên logic của mình họ rút ra kết luận (1 định luật, 1 phương trình).
thử hỏi tính khách quan tồn tại chỗ nào mà có những kẻ tuyên bố con người có khả năng nhìn nhận thế giới 1 cách khách quan?

tôi không mất lòng tin vào khoa học. công bằng mà nói, khoa học là thứ giá trị và hữu dụng nhất của loài người. nhưng thế ko có nghĩa những gì "phản khoa học", "phi logic" là sai. bởi vì khoa học dù fát triển thế nào cũng vẫn từ nhận thức của con người: khoa học chỉ phản ánh cách con người (chính xác là bộ phận ưu tú nhất của xã hội) đối với thực tại xung quanh chứ khoa học ko có nghĩa là chân lý-sự thật. Khoa học vẫn nằm trong vùng chủ quan của chúng ta.

khi 1 người nêu ra ý kiến của mình về đối tượng A, dù logic chặt chẽ thế nào, dù ko ai đủ khả năng bẻ gãy luận điểm của anh ta, dù mọi người đều hài lòng với nó, ko có gì đảm bảo rằng điều anh ta nói chính là X.

thế tại sao người ta lại lạm dụng từ khách quan và chủ quan đến vậy?




Bookmark and Share
-->đọc tiếp...

Jul 9, 2009

nghỉ

0 comments

nghỉ đi thôi

cho ngày mùa lại đến

cho đồng xanh vàng rượm

cho đất cằn ngào ngạt sắc hương

nghỉ đi thôi

cho hạt muối trắng đồng

cho nước đắng trong xanh

cho cát vàng mịn nắng

nghỉ đi thôi

cho em vui tuổi nhỏ

trên ngọn đồi lộng gió

tiễn ông mặt trời đỏ

đón trăng và tinh tú

trên bầu trời sạch trong

nghỉ đi thôi đừng online khuya

để cù lao tỏa sáng

em học bài ko...đui


Bookmark and Share
-->đọc tiếp...