Apr 25, 2010

thắc mắc biết hỏi ai?


Người Sài Gòn nói tiếng gì nhỉ?
Mỗi vùng miền trên đất nước này đều có thứ tiếng Việt riêng. Không khác về từ vựng, câu cú thì cũng khác về ngữ âm.
Tới giờ, khi nghe ai đó nói, tui có thể biết đó là người Nha Trang hay Đà Nẵng, Đồng Tháp hay Bến Tre, Hà Tây hay Tràng An, Huế hay Quảng Ngãi...
Vậy mà làm người Sài Gòn 18 năm, tui vẫn chưa biết hình thù tiếng Sài Gòn ra sao.
Mảnh đất này là nơi ngụ cư của bà con từ khắp các vùng miền. Vậy nên trong lớp người lớn tuổi hơn tui, có lẽ chưa thành cái âm cái cốt riêng của tiếng Sài Gòn.
Nhưng lắng nghe, trò chuyện với nhiều bạn lớn lên ở đây cũng chưa cho tui câu trả lời. Tui ghi âm, làm vài thống kê nho nhỏ, v.v. vậy mà cũng không thấy được cái nét chung nào, thói quen ngôn ngữ chung nào của lớp trẻ Sài Gòn. Thậm chí bản thân tui cũng nói và viết không giống ai.
Nhiều khi tui tự hỏi đó là do các biến cố văn hóa-truyền thông đã làm rối tung lời ăn tiếng nói của người Sài Gòn hay là do văn hóa cộng đồng mình chưa đủ "dày" để có thói quen ngôn ngữ riêng?
Nhưng sao tui cứ cảm thấy hình như người Sài Gòn trước giải phóng đã nói một thứ tiếng Việt của riêng họ rồi.
Còn chúng ta, những thị dân Tp.HCM hôm nay, mỗi người mỗi phách, dù từ khi đầu óc còn non nớt đều bị ảnh hưởng chung bởi cái tiếng Việt chuẩn trong SGK, trong những cuốn truyện Doremon; hay như khi lớn một tí, khi đã tự chọn được cái để xem, để nghe, ta vẫn còn chịu chung giọng điệu của các MC, ca sĩ, phát thanh viên, diễn viên, v.v. thì chúng ta vẫn nói theo lời con tim ta mách bảo, theo những niềm riêng có trời mới biết là gì và từ đâu đến.
Bất chấp việc chúng ta đều gọi tên nhiều thứ theo một cách giống nhau như "cái du écs bi", "em xi", gờ pê rờ écs", " ba gờ", "định luật cu-lông", "ca ép xê", "a xê nan", "em bê ba", "Lê Thánh Tong","Chaien"... thì mỗi cá nhân vẫn giữ được cái giọng có một không hai và hỗn tạp của mình.
không biết thế có đúng không?

************
kể cũng buồn cười, chuyện cái bảng chữ cái sao bây giờ mới lại lôi lên mặt báo?
Dù ai cũng biết cách đọc "tạp nham" là không chuẩn và kỳ quái nhưng nếu bảo sửa đổi thì chẳng ai sửa cả.
Tiếng Việt có một bộ phận rất quan trọng, đó là âm điệu. Lời nói không chỉ cần hợp lý mà còn phải hợp nhĩ.
Tại sao lại là "gờ pê rờ écs" chứ không phải "gờ pờ rờ sờ" ?
Tại sao là "u ếts bê" chứ không là "u sờ bờ" hay "diu écs bi" hay đúng hơn "bộ nhớ di động" (flash drive)?
Đơn giản vì "gờ pê rờ écs", "u ếts bê" dễ nói và dễ lọt tai hơn do cái âm điệu nội tại chứ không phải cái ý nghĩa quy chuẩn mà ta gán cho mặt chữ.
Một từ được phát ngôn bao giờ cũng chứa đựng nhiều thông tin hơn khi nó được viết ra.
Chẳng hạn "Thằng chó đẻ!" nếu ta nhìn mặt chữ thì dễ nghĩ đây là câu chửi bình thường.
Nhưng khi bà ngoại mình mà nói thế với mình thì là nói yêu đấy. Đâu phải ai cũng hiểu đâu đúng không?
Tương tự thế, GPRS cũng có tính hai mặt. Ngày trước cũng có tổng đài đọc "zi pi a écs" nhưng rồi cũng chịu lép vế "gờ pê rờ écs". Nếu cho một người có biết về công nghệ xem dòng chữ GPRS và hỏi liền tức thì đó là gì, người đó có thể mất 3 giây để xác định dòng chữ. Nhưng nếu hỏi người đó ""gờ pê rờ écs" là gì?" thì người đó ắt sẽ cất tiếng trả lời ngay dù chưa hẳn đã có đáp án hoàn chỉnh.
 Đối với USB thì quan điểm này còn rõ hơn nữa. Cách dùng "USB" để chỉ "thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash tích hợp với chuẩn giao tiếp USB" dù đã biết là sai nhưng người ta vẫn không thể gọi khác được. Bởi vì khi nghe tới "diu écs bi" chúng ta đều biết đó là gì, khác với cụm từ "bộ nhớ di động" lạ lẫm và dễ lẫn lộn với nhiều thiết bị lưu trữ khác.
điều này còn thấy ở "máy ảnh tám chấm" (camera 8 mega-pixels), "cục CPU" (gồm thùng máy vi tính và những bộ phận bên trong).
Cũng giống như việc ta đã quen với "đô rê mon", xuka", "xêkô", "chai en" thì sẽ chẳng bao giờ bồi hồi xúc động trước "doraemon", "Shizuka", "Suneo", "Jaian".
Ta gọi đó là "tính gợi". Nói cách khác, "gờ pê rờ écs" và "cái USB" đã trở thành "Huyền thoại".
vậy thì việc đổ tội cho giáo dục Tiểu học là vô lý. Bởi vì người đầu tiên nói sai không phải là trẻ lớp một hoặc thầy, cô giáo mà là những "người của công chúng".

****************
Ôsin
vì sinh sau đẻ muộn nên có nhiều vấn đề với tui thật khó nghĩ.
Dù biết "Ôsin" xuất phát từ tên nhân vật nữ trong một phim Nhật Bản chiếu cách đây rất lâu, tui vẫn thắc mắc ai là người đầu tiên dùng "Ôsin" để chỉ người giúp việc nhà?
Tác giả một bài báo? Một bà nội trợ? Một nhà văn?...
Tui phỏng đoán rằng là từ một bài báo. Nhưng cụ thể là báo nào, ai viết, xuất bản ngày nào? Sau bao lâu thì người ta gọi theo như thế?

*********************
Có bao nhiêu người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam có một quyển từ điển Tiếng Việt trong nhà?
Có bao nhiêu người Việt sinh ra và lớn lên tại Việt Nam từng tra từ điển Tiếng Việt?
Trong suốt cuộc đời, trung bình một người Việt Nam sinh ra và lớn lên tại Việt Nam tra từ điển Tiếng Việt mấy lần?
Trên thế giới có bao nhiêu người tra từ điển về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình?

**********************
Có bao nhiêu bạn trẻ Việt Nam biết mình cần làm gì khi sắp bị xâm hại thân thể?
Có bao nhiêu người Việt Nam biết mình phải làm gì sau khi bị xâm hại thân thể?
Có bao nhiêu phụ huynh dạy con mình cách xử lý khi bị người khác xâm hại thân thể?
Có bao nhiêu phụ huynh biết những kỹ năng đó để mà dạy cho con?

***********************

Báo chí vừa qua khen ngợi đề thi HK2 lớp 12 của SGD Tp.HCM soạn bởi thầy Trần Tiến Thành, cựu GVCN của tui.
Đề hay không có gì phải nói. Nhưng cái đáng chú ý, theo như báo TT, chính là thái độ bất ngờ của GV khi đọc bài của học sinh: "Không ít giáo viên bất ngờ về hiểu biết thời sự xã hội cũng như những suy nghĩ, quan điểm, trải nghiệm của học sinh lớp 12 hiện nay."
Tui tự hỏi tại sao nhiều GV lại bất ngờ với những người mà mình đồng hành ít nhất một năm học.
Nếu vậy thì sao trách được các vị soạn SGK, ra đề thi vốn "mất dạy" nhiều năm?
Cũng may Mona LiThành đã từng chủ nhiệm lớp tui, chứ nếu không cái đề năm nay cũng "mất dạy" như mọi năm.

Một cái vui nữa là từ đây, nhờ Nguyễn Á, thầy NNK đã có thể nghỉ ngơi vì đã có một lớp người tiếp nối nhiệm vụ làm dẫn chứng trong bài viết của HS-SV. Trước khi Nguyễn Á pr cho bộ ảnh của mình, hình tượng "anh NNK" hoặc mới hơn là "cô bé bán khoai đậu 3 trường đh" luôn được hs-sv nhiều thế hệ lôi ra làm dẫn chứng trong bài viết của mình. Nay, những con người trong "HĐSNT" đang thay thế vai trò thầy Ký và chị Gấm trong nền văn học phổ thông nước ta.
Không biết trong số những mảnh đời ấy, ai sẽ được rơi vào ngòi bút của các cô cậu tú nhiều nhất (dám chắc Trần Tôn Trung Sơn và Thanh Thúy đứng đầu bảng)?
Và trog thời đại @ này, ai sẽ trụ lâu nhất trên những trang viết học trò? có ai sẽ phá được kỉ lục của thầy NNK không?

nên mừng chăng?
mừng chứ! các thầy cô đỡ phải nhàm chán như trong suốt mấy chục năm nay.
**********
một phiếu bầu cho thầy Thành, tân chuyên viên sở!

***************
"Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ không? Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt (...). Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh để hòa hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Còn máy điều hòa nhiệt độ thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. Nếu trong phòng đang có nhiệt độ là 28 độ C và máy điều hòa được cài đặt ở 20 độ C thì chẳng bao lâu nhiệt độ trong căn phòng sẽ là 20 độ C - phù hợp với chỉ số của máy điều hòa... Trong cuộc sống, bạn sẽ là cái nhiệt kế hay sẽ là máy điều hòa nhiệt độ?
Trên đây là một trong nhiều đề văn của cô Triệu Thị Huệ - tổ trưởng tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM."

báo TT xem cái đề trên là mới, là mở.
nhưng sao tui thấy nó không mở tí nào.
Cô đã "dẫn" HS theo hai hướng nghĩ rằng:
  1. Làm nhiệt kế nghĩa là sống theo kiểu thích nghi, "đời thay đổi khi ta thay đổi".
  2. Làm máy điều hòa nghĩa là phải thay đổi số phận, phải lèo lái cuộc đời theo ý mình chứ không khuất phục.
Cái đề này tuy cho HS lựa chọn tự do nhưng đã vô hình chung trói lập luận của HS vào 2 ý trên.
Dù chọn kiểu trả lời nào, mở rộng thêm nhiều lý lẽ ra sao thì cũng khó thoát được cái đường mà đề đã vạch sẵn đầy mời gọi.
Có ai làm khác không?
Nếu tui học cô và được cho làm đề này, tui sẽ chọn làm nhiệt kế vì trong máy điều hòa cũng có nhiệt kế :D

********************
Trần Nhân Tông
Lê Thánh Tôn
Trần Nhân Tôn
.......
vậy Tôn hay Tông?
Lê Quý Đôn hay Lê Quí Đôn?
mà "i" với "y" dùng thế nào?
"và"-"với" dùng như nhau?

15 comments:

  1. trả lời giùm ta một câu được không? ta muốn "theo dõi" em thì click vô đâu?

    ReplyDelete
  2. trả lời giùm: ta cứ bấm vô chỗ follow thì theo dõi em được chớ có gì đâu mà hỏi:)

    còn cái post trên, nhiều câu hỏi quá, chỉ biết trả lời là nhà anh có một cuốn từ điển tiếng Việt của Viện khoa học xã hội mà anh không hài lòng lắm, nhưng chưa biết tìm đâu ra một cuốn hài lòng hơn.

    ReplyDelete
  3. Nhà anh chưa có từ điển tiếng Việt, lúc thắc mắc cũng không biết hỏi ai nên đành lên google hoặc vào tratu.vn :)

    ReplyDelete
  4. cái vụ "xâm hại thân thể..." đó, em biết bi nhiêu chia sẻ cho chị với, được không?

    ReplyDelete
  5. @anh Thơ: sao anh biết chốn này mà vào hay thế? thì anh cứ copy http://freakypharaoh.blogspot.com rồi paste vào dashboard chỗ reading list/add hoặc bấm follow ngay trong này cho nhanh
    @anh Thao: anh biết cách lập 1 cái khảo sát không chỉ em với
    @anh Thanh: anh cũng google ra blog này phải không? :))
    @chị: em cũng mù nên mới hỏi :D

    ReplyDelete
  6. Cuối cùng cũng được theo dõi em. Nhiều cô hỏi thế này làm ta liên tưởng đến thần đồng thơ Đặng Chân Nhân mà ta mến mộ. Bây giờ mến mộ cả em. hehe.
    Tiện nói về từ điển, ta nhiều từ điển tiếng Việt lắm vì vừa dốt vừa nát chính tả, khi nào viết mà ko dùng nó, y như rằng là sai be bét. Nhưng lớn thêm, ta mới biết, từ điển là để dùng tra nội dung ngữ nghĩa...ta xấu hổ lắm.
    Còn một thứ mà người VN không biết dùng hoặc ít dùng là bản đồ.

    ReplyDelete
  7. Tuổi trẻ băn khoăn nhiều thứ quá nhỉ :) Anh vào đây qua link trong blog bác Goldmund :D

    ReplyDelete
  8. Đồng ý với cậu ấm. Các bạn quốc tế hỏi thế hẹn nhau ở Hồ Gươm đằng Bắc hay đằng Nam? Ta chịu chết. Giờ thì đã biết cái đài phun nước là đằng Bắc rồi :)) Hồi 18 ta không biết đặt những câu hỏi khó trả lời thế này. Mừng quá đi mất.
    Thế nhưng mà em trai ta 16 mà nó không blog, nó cũng không nói chuyện với ai bao giờ nên không biết nó có gì trong đầu ngoài một thứ ta chắc chắn ấy là game. Hix.

    ReplyDelete
  9. Hi anh bạn. Thấy cậu Dương mến mộ anh quá, em cũng mến mộ theo. Đề giáo viên trường anh cho vậy là cũng khá "mở" ấy chứ, đâu có như đề Văn trường em, đọc mà ngán ngẩm.

    Về chuyện từ điển TV, nhà em có hai cuốn dày cộm. Phải công nhận là khá xấu hổ khi phải nói rằng số lần mình mở nó ra và truy bắt chữ nghĩa một cách đúng mực nhất chỉ đếm trên đầu ngón tay.

    ReplyDelete
  10. Em muốn hỏi cách lập một cái survey hay poll phải không?

    ReplyDelete
  11. nếu có tài cán gì chắc giờ em đã ẵm học bỗng đi tị nạn GD rồi chứ đâu ngồi đây than thở:D
    em có 3 cái từ điển. 1 là tđTV 2006 của Hoàng Phê. cái thứ 2 là tđ chính tả TV. còn lại là từ điển thành ngữ VN. mua lũ nó từ lớp 6 tới giờ, hi hữu lắm mới cầm đến, chủ yếu là bỏ ra để nhường chỗ cho Oxford.
    em muốn làm 1 cái survey giống như bên Viện Kinh tế và Cục Thống kê TP.HCM làm khảo sát mức độ hài lòng của dân với dịch vụ công ấy.
    khó là lập bảng câu hỏi và các lựa chọn trả lời.

    Đề mở hay đóng còn do đáp án và cách chấm nữa chứ bình mới rượu cũ thì chỉ lòe người ngoài thôi Kingpersnake.


    ***********
    closed

    ReplyDelete
  12. Cuốn từ điển này cũng hữu ích nè bạn. Bài này hay lắm :D
    http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/

    ReplyDelete
  13. ai dà cảm ơn bạn Tân cái link nhe

    ReplyDelete
  14. cái từ điển của Tân hay nè. đa tạ

    ReplyDelete
  15. hên quá, lượm liền, em cảm ơn ạ.

    mà, cái survey của bạn, theo mình nghĩ là một bài toán thống kê-xác suất; muốn lập bảng câu hỏi, trước tiên cần lập ra bảng định tính các thuộc tính mong muốn cần khảo sát. mình chỉ biết tới đó thôi, bạn tìm sách đọc thêm nhé.

    ReplyDelete